Viêm bao quy đầu là một bệnh lý khá phổ biến, nó không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn cả trẻ em. Vậy trẻ bị viêm bao quy đầu phải làm sao?
Viêm bao quy đầu ở trẻ em phải làm sao?
Quy đầu ở nam giới là một đoạn da mỏng bao bọc và bảo vệ phần đầu dương vật. Quy đầu của nam giới gồm có 2 lớp là lớp da (lớp bên ngoài) và lớp niêm mạc (lớp bên trong).
Phần bao quy đầu và đầu dương vật của trẻ trước khi chào đời sẽ phát triển và dính chặt với nhau như một thể thống nhất. Sau đó, nhờ hiện tượng bong tế bào ở bề mặt của mỗi lớp mà mặt trong của bao quy đầu dần dần tách rời lớp da của đầu dương vật.
Biểu mô của hai lớp này sẽ được thay mới một cách thường xuyên. Các tế bào chết sẽ tích tụ thành chất tiết trắng và bị đẩy ra ngoài qua phần chóp của bao quy đầu. Thông thường, để hoàn thành quá trình tách này phải mất từ 5 – 10 năm, có khi hơn.
Phần lớn trẻ nhỏ sẽ gặp phải tình trạng hẹp hoặc dài bao quy đầu sinh lý. Lúc này bao quy đầu sẽ vẫn bao bọc lấy dương vật thay vì tụt xuống như bình thường. Chỉ để hở một lỗ tiểu nhỏ để nước tiểu được “giải phóng” ra bên ngoài.
Mỗi khi trẻ đi vệ sinh xong thường bị đọng lại nước tiểu ở lớp da bao quy đầu. Lâu dần có thể tích tụ thành bựa sinh dục. Kết hợp với việc phụ huynh không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách sẽ tạo môi trường sinh sống cho vi khuẩn. Cuối cùng sẽ gây viêm nhiễm ở đầu dương vật hoặc bao quy đầu hay viêm bao quy đầu.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em
- Do phụ huynh không chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ hàng ngày hoặc vệ sinh không đúng cách;
- Do tình trạng hẹp hoặc dài bao quy đầu ở bé trai sau khi sinh ra không được cải thiện sớm, bựa sinh dục tích tụ dần dần tạo điều kiện và môi trường sống cho các loại vi khuẩn có hại gây bệnh;
- Do trẻ thường tiếp xúc với các môi trường nước bẩn (sông, suối, ao, hồ…) hoặc nghịch nước mà không thay ngay khiến quần áo ẩm ướt lâu. Từ đó, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và gây bệnh.
Trẻ bị viêm bao quy đầu có nguy hiểm không?
Để sớm phát hiện tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi một số triệu chứng điển hình mà trẻ có thể gặp phải như:
- Vùng da tại bao quy đầu cũng như đầu dương vật của trẻ có hiện tượng kích ứng, đỏ và sưng tấy;
- Kiểm tra bằng tay sẽ phát hiện một lớp bựa bẩn màu trắng đục và sạn như vôi ở xung quanh lỗ sáo;
- Xuất hiện một số nốt đỏ tại quy đầu và bao quy đầu căng tròn, nhìn giống bong bóng;
- Trẻ thường bị đau buốt khi đi tiểu nên thường ngại đi tiểu, mỗi lần đi tiểu đều quấy khóc;
- Nước tiểu của trẻ nếu quan sát kỹ sẽ thấy màu nước vàng đục và khai nồng. Nếu trường hợp nước tiểu của trẻ có lẫn máu thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm.
Nếu phát hiện những triệu chứng trên thì nguy cơ trẻ bị viêm bao quy đầu khá cao. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đi khám để có hướng xử lý kịp thời.
Bệnh để lâu có thể gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thậm chí biến chứng nguy hiểm đến cả tương lai sau này của con
Gây ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ
Tình trạng đau đớn khiến trẻ luôn khó chịu, trẻ sợ hãi khi đi tiểu nên thường nhịn tiểu, trẻ cũng quấy khóc nhiều hơn rất nhiều.
Gây nhiễm trùng
Tình trạng viêm bao quy đầu cấp tính để lâu, virus có thể lây nhiễm ngược dòng sang các bộ phận khác. Gây viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường ống dẫn tinh…
Gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai
Viêm bao quy đầu sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng cương cứng cũng như chất lượng tinh trùng sau này. Trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh lý cũng như sinh sản trong tương lai của trẻ.
Tốt nhất, khi phát hiện dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ em. Phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và xác định nguyên nhân. Từ đó có hướng điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em thích hợp nhất.
Đồng thời, không được tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh cho trẻ. Bởi việc chẳng may dùng sai thuốc, sai liều lượng có thể khiến bệnh còn trở nặng hơn.
Cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ
Hiện nay, có 2 cách là điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa.
Phương pháp nội khoa
Áp dụng cho các trường hợp bao quy đầu do không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Bị các virus từ bên ngoài tấn công gây viêm.
Các bác sỹ chỉ định điều trị chủ yếu bằng thuốc kháng sinh. Kết hợp cùng thuốc chống viêm, chống co thắt. Loại thuốc sử dụng cũng như liều lượng cho mỗi trường hợp sẽ được vác sỹ chỉ định sao cho phù hợp.
Phương pháp ngoại khoa
Áp dụng cho các trường hợp viêm bao quy đầu là do trẻ bị hẹp hoặc dài bao quy đầu bẩm sinh.
Nếu trẻ nhỏ dưới 8 tuổi thì sẽ chỉ được tiến hành điều trị bằng thuốc. Sau khi điều trị khỏi viêm sẽ tiến hành nong bao quy đầu. Trẻ từ 8 tuổi trở lên thì có thể tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu kết hợp dùng thuốc để ngăn chặn biến chứng.
Một số điều cần lưu ý để tránh viêm bao quy đầu ở trẻ em
- Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục, nhất là dương vật cho trẻ. Chú ý khi tắm nên lộn bao quy đầu ra và vệ sinh các nếp gấp quanh sạch sẽ. Tránh trường hợp cặn thừa hay dịch nhầy còn đọng lại ở nếp da quy đầu.
- Nếu trẻ vẫn nhỏ phải dùng bỉm thì phải thay bỉm thường xuyên và vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi thay bỉm.
- Hạn chế chà xát mạnh ở đầu dương vật. Không sử dụng thuốc diệt khuẩn ở đầu dương vật của trẻ.
- Không cho trẻ tắm ở ao hồ hoặc các nguồn nước bị ô nhiễm.
Xem thêm: Rôm sảy ở trẻ nhỏ cần làm gì