Táo bón ở trẻ luôn là nỗi lo của nhiều cha mẹ. Nếu táo bón lâu dài gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ nhỏ. Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của trẻ. Ba mẹ hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm chữa táo bón cho trẻ để chủ động cải thiện hiệu quả tình trạng này cho con.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Nếu để tình trạng táo bón nặng và kéo dài có thể dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe như viêm ruột, trĩ, kém hấp thu, suy dinh dưỡng… ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở trẻ là do cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết. Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi lên men. Giúp phân mềm và dễ dàng đào thải ra ngoài. Do đó cha mẹ cần chú ý bổ sung đủ lượng chất xơ. Dưới đây là một số thực phẩm chữa táo bón cho trẻ mà bố mẹ nên biết để cải thiện hệ tiêu hóa ở trẻ.
Một số thực phẩm chữa táo bón cho trẻ hiệu quả
Rau mồng tơi
Mồng tơi được xem là một trong những thực phẩm trị táo bón tốt nhất cho trẻ. Trong mồng tơi có chứa tính hàn, giúp lợi tiểu, giải độc… Với một lượng lớn chất nhầy pectin và tinh bột polysaccharide giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Kích thích nhu động ruột và nhuận tràng, giúp làm mềm phân và đẩy chất thải ra bên ngoài dễ dàng hơn.
Khoai lang
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm tốt điều trị táo bón ở trẻ. Khoai lang chứa nhiều chất xơ không hòa tan dưới dạng cellulose và lignin. Giúp làm tăng trọng lượng phân. Trong khoai lang cũng có hàm lượng chất xơ và pectin tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, khoai lang cũng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Cha mẹ có thể hấp, luộc, nướng hoặc nghiền nhỏ nấu cháo để phòng ngừa táo bón ở trẻ.
Đậu bắp
Đậu bắp giúp nhuận tràng và giảm táo bón ở trẻ nhỏ. Trong đậu bắp có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, axit folic, chất nhầy và nhiều loại vitamin cần thiết khác. Đặc biệt, trong 100 gram đậu bắp có chứa 2,5 gram chất xơ, tương đương 10% lượng chất xơ mà cơ thể cần có mỗi ngày. Vitamin A có trong trong đậu bắp cũng sẽ hỗ trợ màng nhầy trong ruột kết làm việc tốt hơn. Giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hoá và giảm táo bón cho trẻ hiệu quả.
Chuối chín
Chuối được xem là một loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng nên thường được dùng trong quá trình ăn dặm của bé. Chuối có tác dụng bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ nhờ một lượng lớn kali, acid folic, vitamin B6, pectin,…
Ngoài ra, một quả chuối chứa đến 12% lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày cho cơ thể. Kích thích nhu động ruột giúp thúc đẩy cảm giác muốn đi ngoài. Vì thế ăn chuối với lượng vừa đủ sẽ ngăn chứng táo bón quấy rầy con trẻ.
Rau dền đỏ
Rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng… Do đó, rau dền thường dùng trị các bệnh về thận, chữa lỵ, chữa táo bón cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, cha mẹ còn có thể tận dụng màu đỏ đặc trưng của rau để chế biến tạo màu cho các món ăn, kích thích sự hứng thú ở trẻ.
Với rau dền đỏ, cha mẹ chỉ cần nhặt và rửa sạch với nước, sau đó có thể nấu canh, luộc, hoặc nấu cùng cháo cá lóc cho bé ăn hàng ngày để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón.
Súp lơ xanh
Với một lượng chất xơ dồi dào, súp lơ xanh có tác dụng đặc biệt trong việc làm tăng thể tích của phân. Từ đó giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn, tránh tình trạng táo bón. Không chỉ vậy, loại rau ăn hoa này còn chứa nhiều vitamin C, K và folate cực kỳ có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần chú ý bổ sung các món ăn làm từ súp lơ xanh.
Mận
Với một lượng chất xơ cao, mang lại nguồn polyphenol dồi dào – một thành phần chống oxy hóa và sorbitol – thành phần làm tăng lượng chất lỏng bên trong đường ruột hỗ trợ chứng táo bón. Cả hai thành phần trên đều có tác dụng kích thích dạ dày và thúc đẩy nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa.
Táo
Trong táo có chứa các chất dinh dưỡng như kali, sắt, photpho, magie, lưu huỳnh, mangan. Một quả táo trung bình có thể cung cấp 17% lượng chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan – pectin. Giúp cải thiện và ngăn ngừa chứng táo bón một cách hiệu quả. Ngoài chất xơ, trong táo còn chứa một lượng pectin dồi dào. Có tác dụng làm mềm phân và giảm thời gian phân di chuyển trong ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Lê
Cha mẹ có thể dùng quả lê hoặc nước ép lê chữa táo bón cho con. Với lượng chất xơ lên tới 22%, lê được coi là loại quả có khả năng hỗ trợ tốt trong việc tiêu hóa. Thông thường, một quả lê có thể cung cấp tới 5,5g chất xơ và một cốc nước ép sẽ bổ sung được 4,1g chất xơ cho trẻ.
Ngoài ra, lê còn chứa một lượng lớn đường fructose và sorbitol. Cả 2 loại đường này ít được cơ thể hấp thu và phần lớn sẽ ở lại trong đường tiêu hóa. Và có tác dụng kéo nước vào lòng mạch cho tác dụng nhuận tràng tự nhiên.
Kiwi
Kiwi có chứa actinidain, đây là một loại enzyme có khả năng phá vỡ protein. Thúc đẩy dạ dày tiêu hóa, tăng tần suất đi đại tiện. Cho trẻ ăn khoảng 2 quả kiwi mỗi ngày sẽ giúp tăng tần suất và thời gian đi đại tiện.
Ngoài ra, kiwi còn rất giàu vitamin K, vitamin C… bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể trộn salad hoặc chế biến dưới dạng hoa quả khô cũng rất ngon miệng.
Bơ
Bơ chứa hàm lượng chất xơ khá cao, được xem là loại thực phẩm trị táo bón hàng đầu. Đối với trẻ em bị táo bón, mẹ nên nghiền nhuyễn bơ rồi bỏ thêm chút muối để trẻ dễ ăn hơn.
Các loại đậu
Các loại đậu (đỗ) cũng được xem là một trong những loại thực phẩm trị táo bón hiệu quả. Hơn nữa, đậu còn có chứa cả chất xơ hòa tan lẫn không hòa tan. Cả hai loại chất xơ này đều có tác dụng giúp làm mềm phân và tăng chuyển động của nhu động ruột. Từ đó giúp làm giảm táo bón.
Các loại đậu mà mẹ có thể thêm vào thực đơn như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…
Trẻ bị táo bón không nên ăn gì?
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm sử dụng trong thời kỳ bị táo bón như:
Thịt đỏ
Thịt đỏ là loại thực phẩm có chứa nhiều chất đạm và chất béo. Nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất. Hệ tiêu hóa yếu ớt của trẻ sẽ không thể tiêu hóa kịp thời. Dẫn đến tình trạng táo bón, phân khô cứng khó đào thải. Thay vào đó mẹ nên cho bé ăn thịt gà, cá nước ngọt để dễ tiêu hóa hơn.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Ở một số trẻ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện sẽ không thể tiêu hóa được hết lượng protein trong sữa. Từ đó dẫn đến tình trạng táo bón. Không những vậy, lượng đường lactose có trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi ở trẻ.
Ngũ cốc đã qua chế biến
Khác với ngũ cốc nguyên hạt, các loại ngũ cốc đã tinh chế thường bị giảm lượng chất xơ và giàu chất bột, rất dễ gây nên chứng táo bón ở trẻ.
Bánh mì
Bánh mì là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, bột mì đã qua chế biến sẽ khiến bé nặng bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ bị táo bón.
Như vậy, trên đây là những thực phẩm chữa táo bón cho trẻ. Để khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón cha mẹ cần thiết lập và duy trì cho trẻ một thực đơn khoa học.
Xem thêm: Những thực phẩm giúp bạn ngăn đầy hơi