NGƯỜI BẢO LÃNH:
Visa đoàn tụ gia đình (家族滞在) là visa cấp cho vợ, chồng hoặc con của người đang lưu trú tại Nhật Bản.
NHỮNG TƯ CÁCH LƯU TRÚ CÓ THỂ XIN VISA ĐOÀN TỤ GIA ĐÌNH – NGƯỜI BẢO LÃNH:
- 技術・人文知識・国際業務 (Kỹ thuật・Nhân văn・kinh doanh quốc tế).
- 留学 (Du học).
- 教授 (Giáo sư).
- 芸術 (Nghệ thuật).
- 宗教 (Tôn giáo).
- 報道 (Báo chí).
- 経営・管理 (Kinh doanh-quản lý).
- 法律・会計業務 (Luật-kế toán)
- 医療 (Y tế).
- 研究 (Nghiên cứu)
- 教育 (Giáo dục)
- 企業内転勤 (Chuyển công tác nội doanh nghiệp)
- 技能 (Kỹ năng)
- 文化活動 (Hoạt động văn hóa)
Visa đoàn tụ gia đình (家族滞在) nghĩa là “tại trú theo gia đình” Được Bộ Tư Pháp Nhật Bản quy định đối tượng được tại trú theo gia đình như sau:
NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH:
- Vợ hoặc chồng (có đăng ký kết hôn hợp pháp)
- Con ruột, con nuôi (có giấy tờ hợp pháp)
Như vậy nhiều bạn thắc mắc hỏi có bảo lãnh được bố mẹ, anh chị em ruột sang Nhật Bản không?
Câu trả lời là KHÔNG nhé các bạn.
Đọc thêm: Hoàn thuế cuối năm hàng năm “tương đương 1 tháng lương“
Người có visa đoàn tụ gia đình có thể:
– Tự do đi học tại các trường tiếng, trường senmon, trường đại học,… nhưng không được phép lao động kiếm tiền
– Nếu muốn đi làm thêm thì bạn hãy đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú (xin dấu 28 tiếng)
Tuy vậy, bạn hãy nhớ tuân thủ quy định số giờ làm việc trong một tuần, vì nếu làm quá số giờ quy định bạn có thể vấn đề nếu đúng đợt cảnh sát hoặc CXNC (cục xuất nhập cảnh) truy quét), bạn vẫn có thể bị chịu hình thức xử lý nặng nhất là trục xuất khỏi đất nước nước mặt trời mọc.
Đề xuất: Cách viết đơn xin làm thêm 28 tiếng ở Nhật Bản
HỒ SƠ XIN VISA ĐOÀN TỤ GIA ĐÌNH.
Xin Visa đoàn tụ gia đình cần những tiêu chuẩn sau:
- Năng lực tài chính kinh tế của người bảo lãnh.
Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất khi CXNC. Người bảo lãnh phải chứng minh có đủ khả năng kinh tế để nuôi người mình sẽ bảo lãnh sang sống cùng. - KHÔNG trốn thuế:
Nếu bạn không có giấy tờ chứng minh bạn đóng thuế đầy đủ, hoặc bạn có nhưng thiếu hoặc nợ thuế, thì chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ bị trượt. - KHÔNG vi phạm pháp luật.
Nếu vi phạm pháp luật thì mặc định visa của bạn cũng có thể bị cắt và trục xuất, do vậy bạn hãy đảm bảo cho mình một sơ yếu lý lịch trọng sạch nhé!
Đọc thêm: Xin miễn giảm, hoàn thuế cuối năm
Bộ tư pháp Nhật Bản không có hướng dẫn chính xác, cụ thể về hồ sơ cũng như tiêu chuẩn xét duyệt visa đoàn tụ gia đình, Do vậy các bạn hãy giữ cho lý lịch bản thân thật trong sạch đối với các cơ quan hành chính, pháp luật… của Nhật Bản thì khả năng xin visa bảo lãnh của bạn sẽ cực kỳ cao.
Mình xin nhắc lại: Bộ tư pháp Nhật Bản không có hướng dẫn chính xác, cụ thể về hồ sơ cũng như tiêu chuẩn xét duyệt visa đoàn tụ gia đình. Do vậy mình tổng hợp theo kinh nghiệm của các tiền bối (senpai) đã thành công trước mình xin tổng hợp lại như sau:
BÊN NHẬT BẢN – NGƯỜI BẢO LÃNH:
- Mẫu đăng ký xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú 在留資格認定証明書交付申請書 Mẫu số 11.
- Ảnh thẻ (ảnh của người được bảo lãnh).
Ảnh chụp trong vòng 3 tháng trở lại, không cười, không đội mũ, khuôn mặt ngay ngắn, nền ảnh trắng, rõ nét, không tẩy xóa. Ghi tên, ngày tháng năm sinh người được bảo lãnh (việc ghi tên để tránh trường hợp ảnh bị bong ra thì người kiểm tra có thể xem tên và ngày tháng năm sinh để tìm kiếm và dán lại cho đúng), sau đó dán vào ô ảnh trong mẫu đăng ký. - Phong bì ghi sẵn địa chỉ và dán sẵn tem trị giá 392yên (để gửi thư đảm bảo)
Ngoài konbini sẽ không có loại tem có giá trị 392 yên. Do vậy các bạn hãy mua các loại có mệnh giá thấp hơn cũng được sao cho tổng giá trị lớn hơn hoặc tối thiểu bằng 392 yên, rồi dán liền kề nhau vào góc trái trên cùng của Bì thư là được. - Sổ hộ khẩu 戸籍謄本 (Tosekitōhon)
Sổ hộ khẩu yêu cầu bản phô tô công chứng, và bản dịch thuật (các bạn hãy gửi sang Nhật bản gốc để nộp kèm khi nộp hồ sơ nhé, và bạn hãy yên tâm khi họ so sánh đối chiếu xong họ sẽ trả lại) - Giấy đăng ký kết hôn 婚姻届受理証明書 (Kon’in-todoke juri shōmei-sho)
Giấy đăng ký kết hôn yêu cầu bản phô tô công chứng, và bản dịch thuật (các bạn hãy gửi sang Nhật bản gốc để nộp kèm khi nộp hồ sơ nhé, và bạn hãy yên tâm khi họ so sánh đối chiếu xong họ sẽ trả lại) - Bản sao giấy khai sinh (trường hợp đón con) 出生証明書(写し)(Shusseishōmeisho (utsushi))
- Thẻ ngoại kiều của người bảo lãnh + bản photo
- Hộ chiếu của người bảo lãnh + Bản photo
- Hộ chiếu của người được bảo lãnh bản scan hoặc photo màu (khuyến nghị)
- Giấy xác nhận đang làm việc tại công ty 在職証明書 (Zaishoku shōmei-sho)
Xin tại công ty mình đang làm.
Bản sao giấy phép kinh doanh …営業許可書の写し等 (Eigyō kyoka-sho no utsushi-tō) - Giấy chứng nhận nộp thuế cư trú 住民税納税証明書 Jūminzei nōzei shōmei-sho
Xin tại tòa nhà hành chính nơi mình đang ở. - Giấy chứng nhận nộp thuế thu nhập 所得税納税証明書 shotoku zei nōzei shōmei-sho
Xin tại tòa nhà hành chính nơi mình đang ở. - Giấy tổng kết thu nhập và tiền thuế cuối năm 源泉徴収票 Genzenchōshū-hyō
- Ảnh cưới của hai vợ chồng!
- Bảng lương hoặc chứng minh số dư trên Sổ ngân hàng (người bảo lãnh)
Bạn có thể nộp kèm bảng lương của 3 tháng lương gần nhất để chứng minh năng lực tài chính. Hoặc bạn cũng có thể in sổ ngân hàng với số dư khoảng 100 man để chứng minh tài chính.
(Đối với du học sinh, các bạn không nên dùng giấy chứng nhận tiền học bổ hoặc giấy chứng nhận trợ cấp, các bạn hãy dùng cách chứng minh tài chính bằng cách vay tiền của bạn bè, cho vào thẻ ngân hàng của các bạn, rồi sau đó ra ngân sổ ngân hàng xin giấy xác nhận số dư tài khoản để nộp, sau khi xin xong giấy tờ các bạn có thể rút tiền trả bạn bè mà không ảnh hưởng)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ các bạn có thể mang đến CXNC địa phương gần nơi bạn cư trú nhất để nộp, và chờ đợi kết quả.
Chúc các bạn thành công!
BÊN VIỆT NAM – NGƯỜI ĐƯỢC BẢO LÃNH.
Khi đã xin được Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE) bạn hãy nộp bộ hồ sơ cơ bản như dưới đây:
Nơi nộp hồ sơ:
- Do bạn là trường hợp cá nhân nên sẽ nộp tại Đại lý ủy thác được chỉ định (phí dịch vụ có thể sẽ phát sinh riêng).
Bạn hãy liên hệ theo số điện thoại, mail… của Đại lý ủy thác được chỉ định để có thể biết chính xác các loại chi phí và phí phát sinh.
Hồ sơ bao gồm:
- Hộ chiếu (Bản gốc)
- Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×4.5cm) (bản gốc).
[ Mẫu tờ khai xin visa ] – Hướng dẫn điền tờ khai xin visa.
– Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký giống với chữ ký trên hộ chiếu.
– Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên.
– Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh. - Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú (COE) (Bản gốc và 1 bản photocopy).
- CMND hoặc CCCD (bản gốc và 1 bản photocopy).
- Đăng ký kết hôn (bản gốc và 1 bản photocopy).
- Đăng ký kết hôn (bản gốc và 1 bản photocopy)
Nếu người được bảo lãnh và người bảo lãnh có tên trong cùng một cuốn hộ khẩu.
Nếu chưa chuyển khẩu, nhập khẩu vào chung một sổ hộ khẩu thì không cần.
Lưu ý: Đại sứ quán Nhật Bản sẽ từ chối cấp visa những trường hợp như: nộp giấy tờ giả mạo cơ quan nhà nước, ảnh giả mạo, trình bày nội dung sai sự thật, tài liệu phía Nhật Bản đáng lẽ phải làm nhưng phía Việt Nam làm thay…
MỘT SỐ CÂU HỎI?
- Mình thuê luật sư được không hay phải trực tiếp đi nộp?
Trả lời: Được, nhưng khi bạn thuê luật sư bạn sẽ mất phí từ 5 man đến 10 man, mà nếu bạn đi nộp thì sẽ hoàn toàn chỉ mất chi phí đi lại. Khẳng định với bạn là: Nếu hồ sơ của bạn sai sót thì luật sư cũng không thể làm gì được, còn nếu hồ sơ bạn không sai sót thì khả năng ra visa của bạn khi bạn tự đi nộp sẽ cao hơn. Vì luật sư không phải ai cũng tốt, và nếu bạn gặp người xấu họ sẽ tìm nhiều cách để moi được thêm tiền từ túi bạn. - Nộp tại CXNC nào cũng được hay phải nộp tại CXNC tại nơi cư trú?
Trả lời: Hồ sơ của bạn nên nộp tại CXNC địa phương tức gần nơi bạn cư trú nhất, để thuận tiện cho bạn. - Lương theo tháng của mình quá thấp thì có sao không?
Trả lời: Không sao, bạn hãy dùng giấy tờ chứng minh số dư trong tài khoản ngân hàng của bạn trên 100 man. - Thời gian xét duyệt hồ sơ là bao lâu?
Trả lời: Thường CXNC sẽ trả kết quả trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng, nhưng cũng có trường hợp 6 tháng mới có kết quả. - ….
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận bên dưới bài viết mình sẽ hỗ trợ lại nhanh nhất cho các bạn trong khả năng mình có thể…